Trẻ ngủ hay giật mình - Biểu hiện nào của trẻ là đáng lo.

09-09-2020, 5:03 pm 1529

Trẻ ngủ hay giật mình là một biểu hiện thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Lần đầu làm mẹ, mẹ không khỏi lo lắng không biết biểu hiện nào đáng lo, nguyên nhân và cách khắc phục là gì? Thông qua bài viết này, TutiCare chia sẻ cho mẹ vấn đề trên. Mời các mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Biểu hiện trẻ ngủ hay giật mình.

bieu-hien-tre-ngu-hay-giat-minh""

Hiện tượng sinh lí bình thường:

Hầu hết các bé mới sinh đều rất hay vặn mình những biểu hiện sau đây là hoàn toàn bình thường mẹ nhé.

Khi ngủ trẻ bỗng giật mình, 2 tay gồng lên vài giây rồi hạ xuống ngay lập tức. Đôi khi cả 2 tay và 2 chân đều co. Một số bé có biểu hiện nháy mắt và đầu hơi giật giật.

Thường hiện tượng này kéo dài trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh, một vài trường hợp trẻ ngủ hay giật mình kéo dài hơn. Nhưng hầu hết vẫn tăng cân bình thường thì mẹ cũng không nên lo lắng quá.

Hiện tượng bệnh lý:

Trẻ xuất hiện những cơn hoảng hốt trong khi ngủ:

Trẻ sơ sinh giật mình tỉnh giấc hốt hoảng và khóc to. Với trẻ lớn hơn có thể vùng dậy, có những biểu hiện lo lắng sợ hãi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình hoảng hốt.

Nguyên nhân sinh lí và môi trường bình thường.

Những biểu hiện trẻ ngủ hay giật mình giai đoạn sơ sinh là do hiện tượng sinh lí bình thường.

Phản xạ tự nhiên (phản xạ Moro): đây là phản xạ tự nhiên khi bé mới chào đời vì bé thay đổi môi trường mới từ bụng mẹ sang môi trường tự nhiên nên tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ trước các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

Với trẻ lớn hơn thì nguyên nhân gây giật mình khi ngủ có thể là do.

Tâm lý trẻ bất ổn: Bé hồi hộp lo lắng, hoặc vui đùa quá nhiều trước giờ đi ngủ.

Một số nguyên nhân khác: Do môi trường xung quanh ồn ào, những tiếng động thình lình cũng khiến trẻ ngủ hay giật mình.

nguyen-nhan-tre-so-sinh-ngu-hay-giat-minh

Trẻ bị trào ngược dạ dày: mới trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ làm cho cơ thể khó chịu.

Biểu hiện trẻ bị thiếu canxi: cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon. Mẹ nên để ý theo dõi thêm vài biểu hiện của việc thiếu canxi như đổ mồ trộm, rụng tóc vành khăn để có kết luận cụ thể.

Trẻ bị ốm: Khi trẻ bị ốm, trẻ rất mệt mỏi, khó chịu, cơ thể không thoải mái nên ngủ rất hay giật mình.

Một số cách khắc phục trẻ ngủ hay giật mình.

Sau khi biết được nguyên nhân trẻ ngủ hay giật mình thì mẹ sẽ có cách khắc phục cho trẻ kịp thời.

Với trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình sinh lí.

Thay bỉm tã sạch sẽ trước khi đi ngủ.

Cha mẹ nên chọn những loại bỉm thấm hút tốt để đảm bảo khô thoáng suốt đêm cho bé.

Đảm bảo môi trường ngủ thoải mái nhất.

Môi trường có nhiệt độ lý tưởng nhất cho bé sơ sinh là 26-28 độ C. Nhưng tùy từng nhiệt độ mà mẹ chọn quần áo thích hợp cho bé.

Quần áo, chăn màn sạch sẽ, phòng ngủ thông thoáng và được vệ sinh thường xuyên.

Sử dụng một số loại đồ dùng hỗ trợ bé ngủ hay giật mình: Như quấn chũn, gối chặn … những vật dụng này giúp con có cảm giác an toàn, yên tâm khi ngủ sẽ giảm hiện tượng trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng sợ.

khac-phuc--tre-ngu-hay-giat-minh

Trẻ ngủ hay giật mình do bệnh lý thì khắc phục như thế nào?

Mẹ cần biết được nguyên nhân bé giật mình là gì để có cách khắc phục phù hợp nhất.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh đúng không nào. Với nguyên nhân là thiếu canxi thì trẻ nên được bổ sung canxi đầy đủ.

Nhưng với trẻ sơ sinh uống sữa mẹ là chính thì bổ sung thế nào? Mẹ hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng để có chất lượng sữa tốt nhất.

Ngoài ra mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho con thường xuyên để cơ thể hấp thụ Canxi tốt nhất.

Trẻ ngủ hay giật mình còn có một số nguyên nhân bệnh lý khác thì mẹ nên theo dõi con và có dấu hiệu bất thường thì mẹ đi khám bác sĩ để có kết luận.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto