Sau 2 tuổi bé vẫn đi kiễng chân, nhón chân mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ

17-06-2019, 11:11 am 10159

Quan sát thấy con đi kiễng chân (nhón chân) người lớn tưởng đó là chuyện bình thường, hoặc nghĩ rằng đó chỉ là sở thích của bé. Tuy nhiên, bé đi nhón chân lâu dần sẽ thành tật và đây rất có thể biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Đi nhón chân kiễng chân ở bé là gì?

Đi nhón chân ở trẻ là hiện tượng trẻ “đi bằng đầu ngón chân” khi di chuyển xung quanh căn phòng bằng cách giữ tay vào các đồ vật.

 

Chứng đi nhón chân không đáng lo ngại ở trẻ dưới 2 tuổi. Những trẻ sau 2 tuổi thường xuyên đi nhón chân bố mẹ cần quan tâm đến hành động này của con ngay lập tức.

Nguyên nhân khiến trẻ đi kiễng chân

Thông thường, chứng đi nhón chân ở trẻ chỉ đơn giản là một thói quen, xuất hiện khi trẻ tập đi. Trong một vài trường hợp, nguyên nhân trẻ đi nhón chân là:

- Gân Achilles ngắn: Gân này nối các cơ bắp của cẳng chân với mặt sau của xương gót chân. Nếu gân này quá ngắn, nó có thể làm gót chân khó chạm mặt đất.

- Bại não: Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể do bại não gây ra – một rối loạn vận động, trương lực cơ hoặc tư thế gây ra bởi chấn thương hoặc sự phát triển không bình thường trong các phần chưa trưởng thành của não, kiểm soát chức năng cơ bắp.

- Loạn dưỡng cơ bắp: Chứng đi nhón chân ở trẻ đôi khi xảy ra bởi bệnh teo cơ, một căn bệnh di truyền trong đó các sợi cơ rất dễ bị tổn thương và suy yếu theo thời gian. Trẻ sẽ dễ mắc bệnh vì nguyên nhân này nếu con bạn đi bình thường lúc ban đầu trước khi bắt đầu đi nhón chân.

- Trẻ bị tự kỷ: Chứng đi nhón chân ở trẻ cũng liên quan đến bệnh tự kỷ, một phức hợp các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người khác.

Cách chẩn đoán và điều trị chứng đi nhón chân ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ mắc chứng đi nhón chân là do thói quen thì việc điều trị là không cần thiết. Lúc này người lớn nên chỉ dạy và uốn nắn cho con cách đi đúng tư thế.

Bác sĩ chỉ đơn giản theo dõi dáng đi của trẻ trong thời gian thăm khám thông thường. Nếu một vấn đề sức khỏe liên quan đến nhón chân, lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

- Vật lý trị liệu: Nhẹ nhàng kéo dài các cơ ở chân và bàn chân có thể cải thiện dáng đi của trẻ.

- Băng hoặc nẹp chân: Đôi khi, bó chân hoặc dùng nẹp giúp cải thiện dáng đi cho trẻ.

- Bó các loại bột: Nếu vật lý trị liệu hoặc niềng chân không có kết quả, bác sĩ có thể thử một loạt các loại bột giúp cải thiện dần dần khả năng đưa các ngón chân về phía ống chân.

- Phẫu thuật: Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để kéo dài cơ hoặc gân ở mặt sau cẳng chân.

Trên đây là những nền tảng kiến thức căn bản nhất bàn về chứng đi nhón chân ở trẻ, bạn đã nắm rõ bao nhiều phần trăm thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục cho con yêu? Tình trạng trẻ đi nhón chân không phải hiếm gặp nhưng lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là hãy điều trị sớm chừng nào hay chừng đó để không ảnh hưởng nhiều tới dáng đi của con sau này.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto